Một hãng nhái iPhone tại Trung Quốc đã phá sản. Vậy hãng thứ hai sẽ là?

- 22:58 15/08/2016

Tin công nghệ

0

968

Công thức thành công của Xiaomi đã khiến cho một hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc tự giết chết chính mình.

Hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc, Dakele đã chính thức đóng cửa. Mới đây CEO Ding Xiuhong đã thông báo trên trang Weibo của mình, sau một khoảng thời gian dài kinh doanh khó khăn.

Cái chết của Dakele không có ý nghĩa đối với nhiều người, vì đây là một hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc ít ai biết đến. Tuy nhiên cái chết này lại là lời cảnh báo với những hãng sản xuất khác có cùng một chiến lược kinh doanh, trong đó có Xiaomi.

Dakele hoạt động với một nguyên tắc về cơ bản là rất giống với Xiaomi. Đó là, bạn sẽ thành công nếu bạn có thể sản xuất những chiếc smartphone chất lượng tốt nhưng chỉ bán với mức giá rất thấp, đặc biệt là thiết kế phải giống với những smartphone cao cấp như iPhone.
=> Tham khảo sản phẩm đang hot của Samsung: Samsung S6 cũSamsung S6 Edge cũSamsung S7 cũSamsung S7 Edge cũ với giá bán cực kỳ sốc.

 

Trong trường hợp của Dakele, sản phẩm mới nhất của hãng này đảm bảo các yếu tố thành công trên và quan trọng nhất là giống hệt iPhone 6. Thậm chí hãng này còn bị cáo buộc là ăn cắp thiết kế của iPhone 6.

Bất chấp điều đó, Dakele đã làm tốt công việc của mình, chiếc smartphone mới nhất của họ còn được đánh giá là bản sao tốt nhất của iPhone 6 chạy Android. Hãng smartphone của Trung Quốc đã làm theo đúng công thức thành công của Xiaomi và làm rất tốt.

Nhưng Dakele vẫn phải nhận một kết cục cay đắng. Điều đó cho thấy rằng công thức thành công của Xiaomi đã không còn đúng trong thời điểm hiện tại và cũng không còn đúng đối với thị trường smartphone Trung Quốc, một thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng mặt.

Vậy điều gì đã khiến Dakele phải chết?

Người Trung Quốc có câu: “Biết thời thế mới là trang tuấn kiệt”, có nghĩa là phải nắm bắt được xu hướng phát triển và sự thay đổi để thuận theo, để tận dụng nó thì mới là người tài giỏi. Một công thức không phải cứ áp dụng vào thời nào cũng có thể thành công.

Còn nhớ những ngày đầu của Xiaomi, khi hãng này ra mắt những chiếc smartphone có thiết kế giống hệt iPhone, đó là khi iPhone còn là một món hàng xa xỉ và không được bày bán rộng rãi tại Trung Quốc.

 

Lúc đó người tiêu dùng tại Trung Quốc rất khó để mua được một chiếc iPhone, trong khi đó smartphone vẫn còn đang là một mặt hàng xa xỉ với giá rất cao. Ngay lúc đó, Xiaomi ra mắt những chiếc smartphone giá rẻ, cấu hình cao và thiết kế giống iPhone. Nó ngay lập tức khiến cho thị trường dậy sóng và người dân thì đô xô đi mua những chiếc smartphone giá rẻ này.

Tuy nhiên thời đó đã qua, ngày nay smartphone đã trở nên quá phổ biến, ngay cả những sản phẩm của Apple. Smartphone giá rẻ với cấu hình cao thậm chí còn tràn lan hơn, khi một loạt các hãng sản xuất tại Trung Quốc cũng áp dụng công thức của Xiaomi.

Các nhà đầu tư không còn hứng thú nữa khi tình hình kinh doanh của Dakele gặp khó khăn, trong khi tương lai vô cùng đen tối. Kết cục là hãng smartphone của Trung Quốc đã phải đóng cửa. Để lại một lời cảnh báo cho các nhà sản xuất khác.

Xiaomi có phải kẻ tiếp theo?

Dakele có chiến lược kinh doanh giống với Xiaomi và kết cục là phải đóng cửa. Vậy còn Xiaomi thì sao, liệu rằng hãng sản xuất smartphone giá rẻ từng gây chấn động cả thế giới một thời có lâm vào tình cảnh tương tự?

Rất có thể, thậm chí nhiều chuyên gia nhận định rằng Xiaomi đang gặp rất nhiều khó khăn khi mà các hãng sản xuất smartphone Trung Quốc cạnh tranh gay gắt, còn thị trường nước ngoài thì không thể vươn tới.

Minh chứng rõ ràng nhất chính là việc để cho Huawei vượt mặt, trở thành hãng sản xuất smartphone hàng đầu tại Trung Quốc và đứng thứ 3 trên thế giới. Điểm khác biệt của Huawei là hãng này biết đầu tư vào R&D, bằng sáng chế để có thể đưa sản phẩm của mình vào các thị trường Mỹ và Châu Âu.

Trong khi đó, Xiaomi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường này, vì rất dễ bị kiện vi phạm bản quyền bằng sáng chế. Do các sản phẩm của Xiaomi đã lấy cắp rất nhiều thiết kế từ những chiếc smartphone khác, trong đó có iPhone của Apple.

Có vẻ như Xiaomi cũng đang lâm vào tình cảnh giống như Dakele, tuy nhiên kẻ thức thời là tuấn kiệt. Xiaomi cũng biết được vấn đề mà mình đang mắc phải là gì. Chình vì vậy mà trong thời gian qua hãng này đã đăng ký hàng loạt bằng sáng chế mới, hợp tác với Qualcomm để được phép sử dụng bằng sáng chế liên quan đến mạng di động.

Các sản phẩm mới của Xiaomi cũng không còn giống thiết kế của iPhone nữa, thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng rằng smartphone Xiaomi chỉ là đồ giá rẻ. Đó là những bước đi đúng đắn trong thời thế hiện tại.

Chình nhờ vậy, chắc chắn trong năm 2016 cuộc chiến giữa Huawei và Xiaomi sẽ là chủ đề được bàn tán nhiều nhất khi nói về thị trường smartphone Trung Quốc.

Được viết bởi
Giới thiệu ngắn về Đỗ Đức Sang Đỗ Đức Sang là Trưởng Phòng Content Marketing của MobileCity. Mình rất thích sách và cũng thích viết nữa. Mình luôn thích viết ra những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân ở bất cứ khoảnh khắc nào đặc biệt để lưu giữ lại làm kỉ niệm. Với bản thân Đỗ Đức Sang, viết chính là gửi gắm lại những cảm xúc, cảm nhận, đánh giá chân thực nhất của mình với một vấn đề nào ...

Hỏi đáp & đánh giá Một hãng nhái iPhone tại Trung Quốc đã phá sản. Vậy hãng thứ hai sẽ là?

5/5

0 đánh giá và hỏi đáp

5 Sao
compelete
0
4 Sao
compelete
0
3 Sao
compelete
0
2 Sao
compelete
0
1 Sao
compelete
0

Bạn có vấn đề cần tư vấn?

Gửi câu hỏi

Bạn chấm bài viết này bao nhiêu sao?

Bạn cần hỗ trợ?