Nguyễn Thị Kim Ngân - 02:52 28/02/2024
Giải tríCùng review phim Mắt Biếc, một tác phẩm của đạo diễn Victor Vũ được coi là dấu chấm hoàn hảo kết lại một năm đầy biến động của điện ảnh Việt. Đây là bộ phim lãng mạn tình cảm đầu tiên và cũng không phải thế mạnh của anh. Vậy bộ phim có đủ làm hài lòng cả khán giả đại chúng lẫn fan nguyên tác của Mắt Biếc? Hãy cùng đón xem review phim Mắt Biếc chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Mắt Biếc được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, kể dưới góc nhìn của Ngạn - một chàng trai sinh ra và lớn lên trong ngôi làng Đo Đo nghèo khó, đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp với đôi mắt "biếc" của Đo Đo suốt nửa đời người. Để bắt đầu, hãy cùng điểm qua một vài thông tin chính của bộ phim nhé.
Trần Nghĩa, Trúc Anh, Khánh Vân, Thảo Tâm, Trần Phong đều là những gương mặt trẻ trong làng điện ảnh Việt. Tuy nhiên, diễn xuất của tất cả các diễn viên đều rất tròn vai, xuất sắc, mang đến các nhân vật sinh động như bước ra từ chính những trang sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Trần Nghĩa đã thành công trong việc mang đến sự trẻ trung cho nhân vật Ngạn khi còn khoác chiếc áo đồng phục, đồng thời cũng tạo nên sự đĩnh đạc, trầm ổn khi Ngạn bước vào tuổi trung niên. Diễn xuất của Trần Nghĩa đã khiến nhiều người không thể kìm nước mắt khi chứng kiến những chuyện tình éo le của Ngạn.
Hà Lan của Trúc Anh ngày mới lớn là cô gái xinh đẹp rạng ngời, đặc biệt có đôi mắt sâu hút, u buồn. Lần đầu tiên đảm nhận vai chính trong một dự án phim điện ảnh, Trúc Anh đã thể hiện tốt những phân cảnh của mình, nhất là trước khi Hà Lan gặp Dũng.
Nhưng càng về sau, khi đóng vai một người con gái bị phản bội và phải đối mặt với việc sinh con một mình, Trúc Anh đã phải phải gồng mình hơn. Khi vào vai Hà Lan ở tuổi trung niên, cô đã lộ rõ sự thiếu sót với diễn xuất gượng gạo và đài từ chưa thể truyền đạt trọn vẹn cảm xúc của Hà Lan khi đã về tuổi xế chiều.
Khánh Vân đã thể hiện Trà Long một cách hoàn hảo, đúng với nguyên tác với vẻ ngoan ngoãn, lí lắc và năng động. Tính cách dám yêu dám hận của cô bé như dòng suối trong lành, chảy qua cuộc đời của Ngạn và nụ cười của Trà Long đã làm cho bộ phim từ buồn bã bỗng dưng trở nên bừng sáng.
Thủ vai một gã sở khanh nhưng Dũng do Trần Phong thể hiện không khiến khán giả ghét bỏ. Hầu hết người xem cảm thấy thú vị với sự đối lập hoàn toàn của Ngạn với tạo hình của một chàng trai lãng tử, mạnh mẽ và đầy cá tính "bad boy". Nhưng khá đáng tiếc đất diễn của Trần Phong trong phim chưa được khai thác đủ để khám phá thêm nhiều khía cạnh của nhân vật.
Hồng của Thảo Tâm đã tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn cho bộ phim và để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả. Mặc dù đất diễn ít ỏi, nhưng Hồng vẫn chiếm spotlight mỗi khi xuất hiện nhờ vào vẻ tưng tửng và tinh thần hồn nhiên của mình.
Ngoài ra, các bạn đọc cũng có thể tham khảo bài Review phim Mùi Cỏ Cháy, một bộ phim về đề tài chiến tranh lấy đi không ít nước mắt của khán giả.
Phim kể về Ngạn và Hà Lan cùng sinh ra và lớn lên từ làng Đo Đo. Ngay từ lần đầu gặp, Ngạn đã bị cuốn hút bởi đôi mắt to tròn và trong veo của Hà Lan. Cả hai đã cùng lớn lên như một giấc mơ, cho đến một ngày Ngạn nhìn thấy Hà Lan toát lên vẻ xinh đẹp rạng ngời trong tà áo dài năm cuối cấp 2.
Câu chuyện bắt đầu thay đổi từ khi Hà Lan phải lên thành phố trước Ngạn 2 tháng để học thêm. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ở nhà của người cô ruột giàu có, Hà Lan đã dần thay đổi. Cho đến khi Ngạn rời làng để lên thành phố học, cô đã trở thành một người phố thị và cuộc đời của cô kéo dài mãi đến 30 năm sau đó với những biến cố không ngờ.
Sau khi được chuyển thể thành phim, câu chuyện đã tinh giảm nhiều chi tiết cùng một số thay đổi nhỏ so với truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng tất cả những thay đổi đó không gây khó chịu mà lại mang đến một cảm xúc mới cho mối tình dang dở của Ngạn và Hà Lan.
Đối với những ai đã đọc tiểu thuyết, có thể dễ dàng nhận thấy bộ phim bám sát với nguyên tác, hầu hết các tình tiết được tái hiện đầy đủ trên màn ảnh rộng. Còn với những những khán giả chưa đọc tiểu thuyết, Ngạn và Hà Lan có thể không phải là tuổi thơ được mong đợi, nhưng những cảm xúc mà bộ phim mang lại đủ để khiến người xem bị cuốn hút và xót xa cho số phận của Ngạn, Hà Lan, Trà Long và cô giáo Hồng.
Các diễn viên trẻ như Trần Nghĩa, Trúc Anh, Trần Phong và Thảo Tâm đều thể hiện một cách toàn diện nhân vật của mình với ngoại hình và nét diễn phù hợp. Từ những hình ảnh đơn giản bên ngoài, họ đã tạo được thiện cảm với người xem khi mang đến những điểm nhấn rất đúng với nhân vật từng được miêu tả qua con chữ.
Nói về nét diễn, có thể nói rằng nhân vật Trà Long do Khánh Vân thể hiện đã tạo ấn tượng tốt hơn cả, mặc dù đất diễn của cô bé bị hạn chế. Diễn xuất tự nhiên và tràn đầy năng lượng của nữ diễn viên không chỉ mang đến ánh nắng ấm cho cuộc sống của Ngạn sau những ngày u sầu và lạnh lẽo, mà còn làm cho mỗi khung hình trong bộ phim trở nên tươi sáng hơn, làm lu mờ cả nhân vật chính Hà Lan.
Trúc Anh đã thành công trong việc thể hiện hình ảnh của Hà Lan, từ khi xinh đẹp rạng ngời như trăng tròn. Nhưng cô đã gặp khó khăn khi phải đảm nhận một Hà Lan đau khổ sau khi bị phản bội và phải một mình sinh con, hay một Hà Lan ở tuổi trung niên đầy trăn trở về hạnh phúc của mình.
Điểm thú vị nhất của bộ phim là trang phục của các nhân vật, vô cùng đẹp và chi tiết. Những palette màu khi lên phim được kết hợp hài hòa, trang phim kiểu vintage, nhưng không hề mang lại cảm giác nhà quê, thay vào đó toát lên sự thanh lịch.
Đặc biệt, những tà áo dài của nữ sinh xưa vô cùng duyên dáng và đúng quy cách. Phục trang của các nhân vật được kết hợp một cách tinh tế, khiến người xem có cảm giác như đang được quay trở lại thời học sinh.
Mắt Biếc ghi điểm với nhiều yếu tố như bối cảnh, trang phục và đạo cụ. Dù phim được quay trong giai đoạn những năm 50-60, nhưng hầu hết các cảnh quay trên phim đều tạo được không khí của ngày xưa cũ, từ làng Đo Đo cho đến khu vực vũ trường, phố thị, trường học và rạp chiếu phim,...mang đủ sức mạnh để đưa người xem trở về thời quá khứ một cách trọn vẹn.
Thêm vào đó, nhạc phim trong Mắt Biếc mỗi khi vang lên đều gợi lên những cảm xúc bồi hồi. Giai điệu da diết và sự kết hợp đa dạng các kiểu phối cùng lời ca sâu lắng, như nói lên toàn bộ nỗi lòng của Ngạn. Không chỉ vậy, trong bài hát còn chứa đựng một nỗi buồn thương nhớ, bâng khuâng, khiến người xem phải lắng đọng mỗi khi bài hát cất lên.
Tuy nhiên, phần diễn đạt lời thoại trong phim cần được cải thiện, vì hầu hết đều khá ngắn ngủi và một số còn bị cắt đứt, thiếu sự tự nhiên và có phần cứng nhắc.
Nhìn chung, Mắt Biếc là một cái kết đẹp cho điện ảnh Việt Nam vào những ngày cuối năm 2019. Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một tác phẩm đáng xem với chất lượng kỹ thuật sản xuất ấn tượng cùng dàn diễn viên trẻ tài năng, mang đến một trải nghiệm thú vị cho khán giả. Hãy xem ngay để kiểm chứng review phim Mắt Biếc của chúng tôi có đúng không nhé!
Hỏi đáp & đánh giá Review phim Mắt Biếc: Nghẹn ngào, tình đầu một thời cứ ngỡ một đời
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi