Trịnh Mạnh Cường - 09:48 24/07/2023
Tư vấn chọn muaCùng so sánh màn hình OLED và LCD, hai loại màn hình phổ biến nhất hiện nay trên thị trường smartphone. Đâu sẽ là loại tốt hơn, OLED hay LCD sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết so sánh màn hình OLED và LCD ngay dưới đây.
Trước khi so sánh chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về hai loại màn hình LCD và OLED xem chúng cụ thể là loại công nghệ gì, độ phổ biến ra sao trước nhé.
LCD viết tắt của từ Liquid Crystal Display là loại màn hình được cấu tạo gồm một hoặc một vài bóng LED nền cùng nhiều tế bào nhỏ chứa chất lỏng đặc biệt, mỗi tế bào có khả năng thay đổi tính chất để phản chiếu ra màu sắc khác nhau. Bản chất của màn hình này là phát sáng dán tiếp từ đèn nền và hình ảnh chúng ta nhìn thấy là sự phản chiếu của các tế bào trên màn hình, không phải do chúng tự phát sáng được.
Đây là loại màn hình được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại thiết bị từ Tivi, ô tô, cho tới điện thoại phổ thông và hiện nay là điện thoại thông minh cho tới các thiết bị kĩ thuật chuyên dụng khác như vũ khí, xe tăng, tàu ngầm,...
OLED là cách viết tắt của cụm từ Organic Light Emitting Diodes, là loại màn hình điện tử gồm tập hợp cực nhiều các bóng LED siêu nhỏ có khả năng tự phát sáng nhiều màu sắc khác nhau, tự điều chỉnh cường độ sáng, chúng hoạt động cùng nhau trên một tấm nền để tạo thành một màn hình có khá năng hiển thị hình ảnh ưu việt và chủ động. Lưu ý rằng chúng ta sẽ so sánh màn hình OLED và LCD trên smartphone là chủ yếu. Màn hình OLED sẽ bao gồm cả loại AMOLED.
Trên đây là các định nghĩa căn bản và dễ hiểu về màn hình OLED và LCD, ở phần tiếp theo chúng ta sẽ so sánh chúng dựa trên từng tiêu chí cụ thể, điều này giúp bạn hình dung rõ ràng điểm mạnh yếu của từng loại màn hình so với loại còn lại và có được sự đánh giá khách quan nhất có thể.
Đầu tiên là độ sáng, để có thể giúp chúng ta nhìn được hình ảnh bắt buộc phải có một lượng ánh sáng nhất định phát ra từ màn hình. Độ sáng tối đa của một màn hình càng cao thì càng tốt vì sẽ giúp bạn nhìn rõ hình ảnh được hiển thị trong nhiều điều kiện môi trường từ trong nhà cho tới ngoài trời.
Các smartphone sử dụng màn hình LCD trên thị trường hiện nay có nhiều mức độ sáng tối đa khác nhau nhưng hiểm có màn hình LCD vượt qua mức 650 nits vậy nên chúng ta sẽ lấy đây làm tiêu chuẩn của loại màn hình LCD. Còn với màn hình OLED, bản thân nó sẽ có độ sáng tối đa khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Đơn cử như mẫu điện thoại giá rẻ Redmi Note 11 của Xiaomi, tuy giá bán chưa tới 4 triệu đồng nhưng màn hình OLED (cụ thể là AMOLED) của nó đã cho độ sáng cơ bản ở 700 nits và có thể đạt tối đa 1.000 nits, quá đủ để đè bẹp màn hình LCD.
Khả năng hiển thị màu sắc sẽ là yếu tố rất chủ quan bởi nó phụ thuộc vào con mắt của từng người. Nhưng ở mức cơ bản nhất thì một màn hình tốt hơn sẽ cho khả năng hiển thị máu sắc sinh động hơn, độ tương phản cao, dải màu rộng. Ở tiêu chí này, màn hình OLED luôn được đánh giá cao hơn về màu sắc sống động, giàu sức sống hơn hẳn so với màn hình LCD.
Các màn hình LCD thông thường cho ra tối đa khoảng 16.000.000 màu sác, trong khi với màn hình OLED con số này đã lên tới 68.000.000.000 màu khác nhau trên các smartphone tầm trung hiện nay, ví dụ như Redmi Note 12 Turbo.
Về độ bền, chúng ta sẽ đo lường theo số giờ hoạt động, vì có nhiều loại màn hình tới từ nhiều bên sản xuất khác nhau như Samsung, Sony, TLC, LC,... nên chọn ra một đại diện để so sánh với bên còn lại là khá khó nên chúng ta sẽ tính tương đối. Các màn hình LCD được cho là có tuổi thọ tối thiểu trên 50.000 giờ hoạt động liên tục. Còn với màn hình OLED con số này sẽ giao động trong khoảng từ 20.000 giờ cho tới 5.000 giờ.
Một vấn đề nữa của các điện thoại sử dụng màn OLED đó là nó khá dễ bị hỏng như phản quang, sọc màn, chảy mực và ám màn nếu bị rơi, tì đè dù cho không thực sự bị tác động nhiều lực. Vì vậy về độ bền thì màn hình LCD sẽ vượt qua màn hình OLED.
Cuối cùng là độ mỏng và giá thành. Độ mỏng của màn hình sẽ ảnh hưởng tới thiết kế của các thiết bị như màn hình Tivi hoặc điện thoại thông minh, màn hình càng mỏng thì sẽ dễ tạo ra một thiết bị mỏng và sang trọng hơn. Các màn hình OLED thường chỉ gồm 4 thậm chí 3 lớp nên mỏng hơn hẳn 6 lớp cấu tạo của màn hình LCD vậy nên màn OLED sẽ giúp tạo ra những Tivi siêu mỏng hoặc các smartphone cao cấp với dung lượng Pin lớn hơn nhờ màn hình đã mỏng đi, trong khi độ dày vẫn không đổi đáng kể.
Màn hình OLED cho khả năng uống dẻo để được tích hợp lên smartphone hay laptop màn hình gập như Samsung Galaxy Z Fold, Z Flip,... Cho tới nay chỉ các smartphone màn hình OLED mới có thể tích hợp vân tay dưới màn hình hoặc camera ẩn.
Còn về giá thành, màn hình OLED chứa hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu bóng LED nên giá thành sản xuất sẽ rất cao, ít nhất là cao hơn nhiều so với loại màn hình LCD hiện nay. Đó là chưa kể tỉ lệ màn hình bị lỗi cao hơn đối với màn hình OLED, khiến bên gia công phải loại bỏ một lượng đáng kể các tấm nền OLED lỗi trước khi giao hàng tới đối tác của họ. Chính điều này cũng khiến cho giá thành của màn hình OLED cao hơn hẳn so với LCD. Cũng vì thế mà các smartphone sở hữu màn hình OLED sẽ có giá đắt hơn so với các mẫu điện thoại sử dụng màn hình LCD.
Các tiêu chí phía trên sẽ được tổng hợp lại trong bảng so sánh dưới đây:
OLED | LCD | |
Độ sáng | ✅ | |
Khả năng hiển thị | ✅ | |
Độ bền (Tuổi thọ) |
✅ | |
Độ mỏng | ✅ | |
Giá thành | ✅ | |
Điểm số | 3/4 điểm | 2/4 điểm |
Như vậy đã quá rõ, màn hình OLED sở hữu nhiều điểm ưu việt hơn so với màn hình LCD, tuy nhiên hiện nay trở ngại lớn nhất vẫn là giá thành cao nên khá tiếp cận tới những người yêu cầu chi phí thấp cho một chiếc smartphone.
Trên đây là bài so sánh màn hình OLED và LCD của MobileCity, bạn đang sử dụng loại nào cho điện thoại của mình?
Hỏi đáp & đánh giá So sánh màn hình OLED và LCD: Loại nào mới thực sự ưu việt?
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi