Ngô Minh Khánh - 18:59 20/12/2019
Tư vấn chọn muaNhư các bạn đã biết, vào ngày 11/12 vừa qua, Redmi đã chính thức trình làng mẫu Xiaomi Redmi K30 4G/5G tại thị trường quê nhà. Nhiều ý kiến cho rằng: đây là phiên bản cải lùi so với thế hệ tiền nhiệm Xiaomi Redmi K20. Vậy ý kiến trên có đúng không? Chúng ta cùng đi vào bài so sánh chi tiết giữa 2 chiếc điện thoại này nhé.
Điểm chung của 2 thiết bị lầ đều sử dụng 2 mặt kính Gorilla Glass 5, Mặt sau với họa tiết Gradient trẻ trung, nhiều màu sắc. Mình sẽ để hình ảnh 2 chiếc smartphone này ở đây để các bạn có thể đưa ra cái nhìn khách quan nhất. Riêng mình thì thấy chiếc Redmi K20 có phần mạnh mẽ hơn và mình thích điều này.
Sự khác nhau nằm ở chất liệu cấu thành nên bộ khung viền của máy: Chiếc Redmi K30 được sử dụng chất liệu bằng nhựa, còn chiếc Redmi K20 được sử dụng chất liệu kim loại chắc chắn. Đây chính xác là điểm cải lùi của Redmi K30 so với phiên bản tiền nhiệm. Việc sử dụng khung viền bằng nhựa mang lại cho mình cảm giác rẻ tiền, ọp ẹp. Cảm giác không chắc chắn đến từ cả những phím bấm vật lí như tăng/giảm âm lượng vì các phím này chỉ được hoàn thiện từ nhựa. Thiết kế mặt trước của 2 máy cũng có điểm khác nhau, Redmi K30 sử dụng thiết kế màn hình đục lỗ trong khi đó, Redmi K20 lại có thiết kế Full view hiện đại.
Do mỗi người có một định nghĩa cái đẹp khác nhau nên mình sẽ không đánh giá chiếc máy nào đẹp hơn. Nhưng cá nhân mình vẫn thích thiết kế nam tính trên Redmi K20 hơn.
Redmi K30 sử dụng màn hình IPS LCD 6.67 inch, độ phân giải Full HD+, máy nổi bật với tần số làm tươi 120Hz, điều này giúp cho mình có cảm giác rất mượt mà khi sử dụng. Redmi K20 lại có tấm nền Supper Amoled cao cấp, kích thước 6.39 inches cùng độ phân giải Full HD+, máy sẽ có màn hình Full View nhờ thiết kế Camera Selfie dạng Pop – up.
Trong phần màn hình, mình đánh giá là 2 chiếc máy này hòa nhau. Chiếc Redmi K30 có kích thước lớn hơn, tần số quét 120Hz mượt mà, màu sắc có phần hơi nhạt. Trong khi đó, Redmi K20 của chúng ta lại có tấm nền “sịn sò” với màu đen sâu, màu sắc đậm đà.
Cặp anh em này đều có 2 hình thức bảo mật nổi bật là cảm biến vân tay và nhận diện khuôn mặt, mình sẽ phân tích điểm mạnh điểm yếu của 2 thiết bị cho các bạn có thể tự đánh giá.
Redmi K20 có công nghệ vân tay dưới màn hình, mình thấy đây sẽ là xu hướng trong tương lai của những chiếc smartphone. Cảm biến vân tay này khá nhanh, tuy nhiên khi mình dán cường lực thì máy lại tỏ ra khá khó nhận, đây sẽ là một điểm trừ cho những bạn nào muốn bảo vệ chiếc điện thoại của mình. Ngoài lề một chút, do chiếc Redmi K20 được trang bị màn hình Supper Amole. Nếu, chỉ là nếu :v, vào một ngày đẹp trời bạn làm vỡ chiếc điện thoại của mình, chẳng hạn do một pha “sấp mặt” mà không có cường lực bảo vệ, chi phí thay màn sẽ bằng ½ chiếc máy.
Redmi K30 sẽ được trang bị cảm biến vân tay ở cạnh bên. Mới trải nghiệm qua thì mình thấy cảm biến vân tay này rất nhanh. Mình là người thuận tay phải nên việc sử dụng cảm biến vân tay này khá dễ dàng, nhưng đối với các bạn sử dụng tay trái thì sẽ khó khăn hơn, bởi các bạn sẽ phải dùng ngón trỏ để nhận diện vân tay, chiếc máy này khá to nên việc với ngón tay trỏ của bàn tay trái để sử dụng vân tay sẽ không hay ho chút nào. Và việc đặt máy ở trên bàn để mở khóa vân tay cũng khá bất tiện.
Do Redmi K20 được trang bị Camera Pop – Up nên mỗi lần mở khóa là phải đợi Camera selfie thòi lên khá lâu. Còn Redmi K30 sẽ có camera trong màn hình nên tốc độ nhận diễn sẽ là nhanh hơn.
Nói qua một chút về thông số, Redmi K30 được trang bị cụm 4 Camera với độ phân giải 64MP (wide) + 8MP (ultra wide) + 2MP (depth sensor) + 2MP (macro). Trong khi đó Redmi K20 có độ phân giải 48MP (wide) + 13MP (ultra wide) + 8MP (tele).
Vì thời gian trải nghiệm của mình quá ngắn nên chưa thể đưa ra đánh giá chi tiết cho các bạn được. Nhưng nhìn vào thông số các bạn có thể thấy chiếc Redmi K30 được bổ sung thêm Camera Macro nên cho khả năng chụp cận cảnh là tốt hơn, nhưng việc bỏ đi Camera tele nên chất lượng ảnh chân dung xóa phông của chiếc Redmi K30 tỏ ra yếu thế hơn Redmi K20.
Nói về thiết kế thì mình thích thiết kế “nốt ruồi kép” trên K30 hơn so với thiết kế Pop của K20. Thiết kế “nốt ruồi” tuy làm lẹm một phần màn hình nhưng đem lại độ bền tốt hơn Pop – up. Mình là người quay Video khá nhiều nên mình thích cảm giác phản hồi tức thì khi chuyển đổi Camera chính sang selfie của Camera trước trên Redmi K30 hơn. Chất lượng Camera thì mình thấy Redmi K30 nhỉn hơn đôi chút về chi tiết, và máy còn hỗ trợ AR Mimoji nhờ được trang bị Camera phụ 2MP.
Redmi K30 được trang bị viên pin 4500mAh (sạc nhanh 27W), trong khi Redmi K20 có dung lượng pin 4000mAh. Mình đánh giá thời lượng sử dụng thực tế ngang nhau, bởi Redmi K30 tuy có viên pin lớn hơn nhưng phải gánh màn hình 120Hz, kích thước cũng lớn hơn. Chưa kể, Redmi K20 còn có màn hình Supper Amoled tiết kiệm pin hơn khi dùng giao diện dark mode.
Tuy nhiên Redmi K30 lại đi kèm dock sạc nhanh 27W – hơn hẳn so với 18W trên Redmi K20. Vậy nên, trong phần pin mình đánh giá Redmi K30 chiến thắng.
Chipset Snapdragon 730G trên Redmi K30 có phần hiệu năng nhìn hơn không đáng kể so với con chip Snapdragon 730 trên Redmi K20. “G” trong Snapdragon 730G là viết tắt của Game, chipset này được công bố là sẽ hỗ trợ chơi game tốt hơn so với 730 nhờ được ép xung một chút. Tuy nhiên, có vẻ như Redmi tối ưu chưa tốt Chipset này nên Redmi K30 thua hầu hết trong các bài Speed test với Redmi K20. Với tác vụ thông thường hằng ngày thì các bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt đâu.
Nếu bạn thích cảm giác mượt mà của màn hình với tần số quét 120Hz, Camera sau với độ phân giải lớn, màn hình lớn hay thiết kế bóng bảy thì nên chọn chiếc Redmi K30.
Còn bạn thích một chiếc điện thoại đến từ tương lai với màn hình full view nhờ được trang bị Camera selfie dạng Pop – up, tấm nền màn hình Amoled sịn sò cho màu sắc rực rỡ, thiết kế nam tính mạnh mẽ thì Redmi K20 là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Sau khi đọc bài viết này thì các bạn đã chọn ra chiếc điện thoại phù hợp cho mình chưa? Để lại ý kiến dưới phần Coment nhé !
Hỏi đáp & đánh giá So sánh Redmi K30 và Redmi K20: Xiaomi đang làm gì vậy ?
15 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi