Trịnh Mạnh Cường - 03:22 18/10/2023
Tư vấn chọn muaCùng so sánh Dimensity 7200 Ultra vs Dimensity 1080, hai con chip ở phân khúc tầm trung với thời điểm ra mắt cách nhau tới 1 năm. Liệu rằng có bất ngờ nào dành cho chúng ta? Hay chỉ là sự vượt trội hoàn toàn của các vi xử lý hiện đại ra mắt muộn hơn? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết so sánh Dimensity 7200 Ultra vs Dimensity 1080 dưới đây.
Năm 2021, chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của MediaTek ở phân khúc tầm trung với con chip Dimensity 920 trên nhiều mẫu điện thoại xách tay, đã gây ấn tượng với hiệu năng mạnh mẽ, trong khi lại vô cùng "mát mẻ" khi chơi game cũng như sử dụng các tác vụ hằng ngày. Nhằm duy trì lợi thế và thành công đã có được, MediaTek đã có những tinh chỉnh nhẹ trên Dimensity 920 sau đó cho trình làng với cái tên mới Dimensity 1080 và giảm giá bán nhằm trang bị lên các mẫu điện thoại chỉ từ 4,5 cho tới hơn 6 triệu đồng, biến vi xử lý này là một lựa chọn rất an toàn tới từ thương hiệu thiết kế chip Đài Loan.
Không chỉ cạnh tranh ở phân khúc giá rẻ và tầm trung, MediaTek còn thể hiện tham vọng lớn hơn đối với tầm giá cận cao cấp, hướng tới những smartphone toàn diện hơn bao gồm hiệu năng đủ mạnh mẽ, khả năng hỗ trợ chụp ảnh ấn tượng cùng thời lượng pin tối ưu lâu dài hơn. Vì thế thương hiệu này đã bắt tay cùng "kỳ lân công nghệ châu Á" - Xiaomi để tạo ra con chip Dimensity 7200 Ultra được tuyên bố là sở hữu khả năng hỗ trợ chụp ảnh ấn tượng, tối ưu sâu rộng hơn cho giao diện MIUI,... Rất nhanh chóng, vi xử lý này được trang bị lên mẫu điện thoại chủ lực của hãng có tên Redmi Note 13 Pro Plus ra mắt cuối tháng 9 năm 2023 vừa qua, đã có một phen khuynh đảo thị trường Trung Quốc và xách tay tại Việt Nam.
Bài viết so sánh hiệu năng của Dimensity 7200 Ultra và Dimensity 1080 này, MobileCity sẽ sử dụng điểm số của hai mẫu điện thoại nổi tiếng chạy hai vi xử lý này trong thời gian gần đây. Hai mẫu smartphone đó là Redmi Note 13 Pro Plus và Redmi Note 12 Pro 5G, đây hai thiết bị thuộc thế hệ cận kề của nhau trong một dòng sản phẩm.
Lý do chúng tôi chọn hai mẫu smartphone này là vì cho tới thời điểm thực hiện bài viết Redmi Note 13 Pro Plus là thiết bị đầu tiên, cũng là duy nhất được trang bị Dimensity 7200 Ultra, trong khi Dimensity 1080 đã được chứng minh rằng là thành tố quan trọng để làm nên sự thành công của mẫu Redmi Note 12 Pro 5G trong năm vừa qua với doanh số bán hàng cực khủng, duy trì cho tới hiện nay. Hơn nữa cả Redmi Note 12 Pro và Redmi Note 13 Pro Plus cùng tới từ một thương hiệu nên cách tối ưu sẽ giống với nhau hơn, sẽ tăng tính khách quan.
Nhưng trước khi đi vào phần so sánh chi tiết, MobileCity cần lưu ý tới độc giả rằng: So sánh hai vi xử lý di động và cụ thể là Dimensity 7200 Ultra vs Dimensity 1080 không đại diện cho tất cả hiệu năng thực sự của hai vi xử lý mà chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi vì MobileCity dựa chủ yếu vào điểm số hiệu năng và thông số phần cứng. Có nhiều hãng điện thoại sử dụng Dimensity 1080 cho thiết bị của họ và mỗi thương hiệu lại có cách tối ưu hiệu năng khác nhau, vì vậy sức mạnh của chipset là không giống nhau trên mọi thiết bị sử dụng nó.
Thời điểm hiện tại, AnTuTu vẫn là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất để đánh giá và chấm điểm hiệu năng của điện thoại thông minh, nhất là các thiết bị chạy hệ điều hành Android, dù cho không còn quá "thần thánh hóa" rộng rãi như như thời điểm đây 4 năm. Nhưng cũng nhờ vậy, mà AnTuTu đã trở về với đúng chứng năng vốn có của nó đó là cung cấp cho người dùng các con số để tham khảo và so sánh hiệu năng của điện thoại.
Trên đây, là kết quả sau quá trình chạy ứng dụng AnTuTu, thể hiện qua hình ảnh phía trên Dimensity 1080 bên phải và Dimensity 7200 Ultra bên trái, con chip Dimensity 1080 đã ghi được điểm tổng đạt 530.342 điểm, còn Dimensity 7200 Ultra đã đạt được con số 762.692 điểm, tức là thấp hơn hơn khoảng tới 44%, một con số rất lớn, điều này đã tiết lộ hiệu năng tổng thể của Dimensity 1080 thực sự mạnh hẳn so với đối thủ của nó. Điều không quá bất ngờ khi Dimensity 7200 Ultra được định vị ở phân khúc ban đầu cao hơn hẳn.
GeekBench là một phần mềm phổ biến trên toàn cầu, tương tự như AnTuTu, được sử dụng để đánh giá sức mạnh của CPU. Mặc dù nó có thể đánh giá GPU, nhưng hầu hết người dùng chỉ sử dụng nó để kiểm tra hiệu năng của CPU. Nó có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm PC, laptop và các thiết bị chạy hệ điều hành của Apple.
Từ kết quả so sánh điểm GeekBench phía trên (với Dimensity 1080 bên phải và Dimensity 7200 Ultra bên trái), Dimensity 1080 đã cho điểm số đa nhân cao hơn tới 13%, một khoảng cách thực sự rất lớn dù cho con chip này đã ra mắt trước một năm và thiết kế phần cứng không hiện đại bằng Dimensity 7200 Ultra. Dimensity 1080 cho điểm đơn nhân cao hơn 17%, một con số này không nhỏ. Để giải thích cụ thể sự vượt trội của Dimensity 7200 Ultra, chúng ta sẽ tới với phần phân tích tiếp theo.
Dù đã có hành trình phát triển dài nhưng hiện nay, công nghệ in thạch bản hiện đại đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với tất cả các bộ xử lý, bao gồm cả các con chip desktop do Intel và AMD thiết kế, cũng như cho điện thoại của Qualcomm và MediaTek. Giá trị nanomet (nm) được sử dụng để đo kích thước của các bóng bán dẫn trên vi xử lý trong quá trình sản xuất. Khi giá trị này giảm, cùng một kích thước sẽ chứa nhiều bóng bán dẫn hơn, từ đó tăng hiệu suất của chip, giảm nhiệt độ và kéo dài thời lượng pin sử dụng. Cho đến nay, công nghệ in thạch bản hiện đại vẫn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong các thiết bị điện tử.
Do đó, các công ty sản xuất, thiết kế vi xử lý luôn không ngừng cải tiến công nghệ bằng cách sử dụng quy trình sản xuất hiện đại và đạt kích thước nhỏ nhất thị trường, dù cho điều này không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công hay thất bại của một vi xử lý. Cả Dimensity 7200 Ultra và Dimensity 1080 đều được sản xuất trên quy trình 4nm, vượt trội hơn so với 5nm của Dimensity 1080.
Dimensity 1080 sử dụng bố cục CPU khi sử dụng kiểu 2+6 không mấy nổi bật hay mới lạ trên các mẫu chip tầm trung, chon chip gồm 8 nhân với tốc độ tối đa 2,6 GHz trên nhân và 6 nhân tiết kiệm năng lượng Cortex-A55 xung nhịp 2,0. Các nhân Cortex-A78, Cortex-A55 đã lỗi thời khi các vi xử lý tầm trung và cận cao cấp hiện nay đã sử dụng Cortex-A510 và Cortex-A710 hiện đại hơn nhiều.
Dimensity 7200 Ultra có các nhân CPU tiên tiến hơn nhờ sự kết hợp giữa 2 nhân Cortex-A715 tốc độ 2,8 GHz và 6 nhân Cortex-A510 tốc độ 2,0 GHz. So với kiến trúc CPU Cortex-A78 và Cortex-A55 đã cũ, hiệu suất của Dimensity 7200 Ultra sẽ cao hơn về mặt lý thuyết, đặc biệt là về hiệu năng đơn nhân. Đây là lý do, Dimensity 1080 hoàn toàn bị áp đảo bởi đối thủ bởi sức mạnh của Dimensity 7200 Ultra.
GPU Mali-G68 MP4 là phiên bản bộ xử lý đồ họa không mạnh được trang bị trên Dimensity 1080. Trước đây. Mặc dù tốc độ xung nhịp của GPU này chưa được công bố, nhưng dựa trên điểm số AnTuTu GPU, có thể đưa ra nhận định rằng rằng hiệu năng của Mali-G68 MP4 (4 nhân) yếu hơn hẳn so với Mali-G610 MP4 (4 nhân) trên Dimensity 7200 Ultra.
Như vậy, chúng ta đã chứng kiến rõ ràng Dimensity 7200 Ultra mạnh hơn hẳn Dimensity 1080 về cả CPU, GPU. Trên đây là bài viết so sánh Dimensity 7200 Ultra vs Dimensity 1080, bạn có thấy sức mạnh của bản 1080 đủ thuyết phục không?
Hỏi đáp & đánh giá So sánh Dimensity 7200 Ultra vs Dimensity 1080: Không có bất ngờ
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi