Đỗ Phương Quỳnh - 07:51 16/11/2023
Góc kỹ thuậtHàm MATCH trong Excel là một công cụ vô cùng phổ biến đối với các công việc văn phòng, đặc biệt là kế toán. Hàm MATCH giúp bạn tìm kiếm và truy xuất dữ liệu một cách dễ dàng, chính xác. Trên nền tảng của Microsoft Excel, hàm này cung cấp khả năng tìm kiếm giá trị trong một dãy dữ liệu và trả về vị trí của giá trị đó trong dãy. Điều này cho phép bạn nhanh chóng xác định vị trí của một giá trị cụ thể hoặc tìm giá trị gần nhất trong một dãy dữ liệu lớn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cú pháp và cách sử dụng hàm MATCH trong Excel. Chúng ta cũng sẽ xem xét một số ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn về cách áp dụng hàm này trong thực tế. Không để mọi người phải chờ đợi lâu hơn nữa, cùng đi vào chủ đề chính ngay thôi nhé!
Các hàm trong Excel đều có những cách sử dụng riêng và ưu điểm riêng của nó. Hàm MATCH trong Excel là một hàm tích hợp sẵn. Hàm này được sử dụng để tìm kiếm và trả về vị trí của một giá trị cụ thể trong một dãy dữ liệu đã cho.
Cú pháp của hàm MATCH như sau:
=MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type]).
Trong đó:
Có ba kiểu khớp mà chúng ta có thể điền trong đối số Match_type đó là:
Lưu ý:
Dưới đây sẽ là các ví dụ khác nhau về cách sử dụng hàm MATCH trong Excel mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:
Đối với kiểu khớp giá trị chính xác của hàm MATCH, trong đối số Match_type, giá trị mà chúng ta cần phải điền vào đây đó chính là con số 0.
Bài toán đại diện cho trường hợp này mà chúng tôi đưa ra như sau: Hãy tìm kiếm vị trí (số thứ tự) của học sinh có tên là Nhung trong danh sách bảng điểm tổng hợp dưới đây.
Vậy chúng ta sẽ áp dụng hàm MATCH để tìm kiếm giá trị chính xác trong trường hợp này như thế nào? Hãy cùng theo dõi các bước làm của chúng tôi nhé.
Hướng dẫn nhanh: Chọn E3 > Nhập =MATCH(E2,A2:A11,0) > Enter.
Hướng dẫn chi tiết:
Bước 1: Trước hết, tại ô E3, bạn nhập công thức của hàm MATCH như sau: =MATCH(E2,A2:A11,0).
Trong đó:
Như vậy, khi bạn nhập công thức bên trên, hàm MATCH sẽ đi tìm kiếm giá trị chính xác của ô E2 trong cột học sinh.
Bước 3: Cuối cùng, bạn bấm Enter để hàm trả về vị trí tên.
Như chúng tôi đã từng đề cập đến bên trên, đối với kiểu khớp giá trị bằng 1 hàm MATCH sẽ tìm giá trị lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng giá trị được tìm kiếm.
Bài toán: Cho bảng giữ liệu các loại sách và tổng số lượng còn lại trong kho tương ứng đối với mỗi loại. Hãy tra cứu số thứ tự của loại sách còn lại số lượng lớn nhất nhỏ hơn 64.
Với những bài toán tìm kiếm gần chính xác này, bạn có thể sử dụng công thức hàm MATCH như sau:
Hướng dẫn nhanh: Chọn C7 > Nhập =MATCH(64,C2:C6,1) > Enter.
Hướng dẫn chi tiết:
Bước 1: Tại ô C7, bạn cần nhập công thức =MATCH(64,C2:C6,1).
Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ qua số 1 trong công thức bên trên: =MATCH(64,C2:C6).
Trong đó:
Bước 2: Sau đó bạn bấm Enter để xem kết quả.
Tương tự như vậy, nếu chẳng hạn giá trị cần tìm kiếm của bạn là 68 thì kết quả sẽ trả về 3 (tức số thứ tự của ô C4 có giá trị là 65). Nhưng nếu giá trị của bạn đưa ra là 56, kết quả sẽ là nỗi #N/A vì cột C chưa được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Khi khớp giá trị kiểu -1, hàm MATCH sẽ tra cứu và trả về giá trị nhỏ nhất lớn hơn giá trị cần tìm kiếm.
Bài toán được đưa ra: Hãy tìm số thứ tự của ô có số lượng sản phẩm nhỏ nhất lớn hơn giá trị 65.
Hướng dẫn nhanh: Chọn C7 > Nhập =MATCH(65,C2:C6,-1) > Enter.
Hướng dẫn chi tiết:
Các bước làm như sau:
Bước 1: Tại ô C7, bạn nhập công thức =MATCH(65,C2:C6,-1).
Trong đó:
Bước 2: Lúc này bạn nhấn Enter, kết quả sẽ trả về lỗi #N/A do các dữ liệu trong cột C chưa được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
Dưới đây là một ví dụ về dạng khớp ký tự đại diện khi kiểu khớp là 0 và giá trị tìm kiếm là dạng text. Trường hợp này chính là lưu ý 2 trong mục cú pháp hàm MATCH trong Excel.
Ví dụ: để tìm thứ tự của ô có chứa 2 ký tự đầu tiên trong phần mã code là "pq", bạn cần thêm dấu sao (*) vào giá trị cần tìm kiếm. Các bước làm như sau:
Hướng dẫn nhanh: Nhập =MATCH(E2,B3:B11,0) > Enter.
Hướng dẫn chi tiết:
Bước 1: Nhập công thức =MATCH(E2,B3:B11,0).
Trong đó:
Bước 2: Sau đó, bạn nhấn Enter. Kết quả trả về sẽ là 6, tương ứng với số thứ tự của ô có giá trị cầm tìm kiếm trong bảng.
Vậy là chúng tôi vừa giới thiệu cho các bạn 4 cách dùng thông dụng, phổ biến nhất của hàm MATCH. Ngoài ra, ở một vài trường hợp, hàm MATCH còn được sử dụng kết hợp với hàm INDEX trong Excel để giải quyết các bài toán có độ phức tạp cao.
bài viết ngày hôm nay của chúng tôi đến đây là kết thúc rồi. Bạn đã biết cách sử dụng hàm MATCH trong Excel chưa? Hãy chia sẻ bài viết này cho nhiều người được biết đến hơn nữa nhé!
Hỏi đáp & đánh giá Hàm MATCH trong Excel: Cách sử dụng chi tiết nhất của hàm MATCH
0 đánh giá và hỏi đáp
Bạn có vấn đề cần tư vấn?
Gửi câu hỏi